Soi kèo góc Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Aston Villa vs Liverpool, 2h30 ngày 20/2 -
Ông Trump xuất hiện với bên tai băng bó sau vụ ám sát hụt Ông Trump xuất hiện với bên tai băng bó sau vụ ám sát hụtThành Đạt
(Dân trí) - Cựu Tổng thống Donald Trump đã xuất hiện tại đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa với một bên tai được băng bó sau vụ ám sát hụt.
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump chào đón ứng cử viên phó tổng thống đảng Cộng hòa J.D. Vance tại đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa ở Milwaukee, Wisconsin ngày 15/7 (Ảnh: Reuters).
Cựu Tổng thống Donald Trump đã xuất hiện tại đại hội đại biểu toàn quốc của đảng Cộng hòa hôm 15/7 (giờ Mỹ). Đây là lần đầu tiên ông Trump xuất hiện trước công chúng sau vụ ám sát hụt tại sự kiện vận động tranh cử hôm 13/7.
Ông Trump bước vào khu vực ghế VIP của đại hội, giơ nắm đấm lên trời. Đám đông hô vang "Chiến đấu! Chiến đấu! Chiến đấu!" và "Tôi muốn Trump!".
Một bên tai của ông Trump đã được băng bó khi ông xuất hiện tại đại hội. Ông đứng cạnh thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance.
Trước đó, ông Trump cũng công bố thượng nghị sĩ Vance là ứng viên phó tổng thống. Một nguồn thạo tin của CNN hé lộ, ông Trump đưa ra đề nghị liên danh tranh cử với ông Vance chỉ khoảng 20 phút trước khi công bố trên mạng xã hội Truth Social.
Ông Trump xuất hiện tại đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa
Một bên tai của ông Trump được băng bó khi ông xuất hiện tại đại hội (Ảnh: Reuters).
Đảng Cộng hòa đã chính thức đề cử ông Trump làm ứng cử viên tổng thống năm 2024 của đảng sau cuộc bỏ phiếu điểm danh tại đại hội.
Đây là lần thứ 3 kể từ năm 2016, cựu Tổng thống Trump được đề cử vào vị trí này. Ông sẽ chính thức nhận đề cử trong bài phát biểu vào tối 18/7.
Hơn 2.400 đại biểu từ khắp đất nước đã tụ họp về đại hội đại biểu toàn quốc của đảng Cộng hòa nhằm chọn ra gương mặt đại diện cho đảng trong cuộc đua tới ghế tổng thống vào tháng 11. Đại hội năm nay diễn ra từ 15-18/7 ở Milwaukee, bang Wisconsin.
Tại đây, các bang công bố số lượng đại biểu ủng hộ cho mỗi ứng cử viên. Ông Trump cần tối thiểu 1.125 đại biểu ủng hộ để trở thành ứng viên của đảng.
Trong năm nay, việc này chỉ mang tính hình thức vì ông Trump là ứng cử viên duy nhất còn tham gia cuộc đua tới ghế tổng thống của đảng Cộng hòa, sau khi các đối thủ của ông lần lượt tuyên bố dừng tranh cử trước đó.
Trước khi đại hội bắt đầu, ông Trump nói rằng, vụ nổ súng hôm 13/7 đã khiến ông phải viết lại bài phát biểu tại đại hội.
Vụ nổ súng khiến ông Trump bị thương ở tai phải, trong khi 1 khán giả thiệt mạng và 2 người khác bị thương. Lính bắn tỉa ở nóc nhà phía đối diện đã bắn hạ tay súng chỉ bằng một phát đạn.
Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) hôm 14/7 nhận định, nghi phạm đã hành động một mình khi tìm cách ám sát cựu Tổng thống Donald Trump tại sự kiện vận động tranh cử.
Động cơ gây án của nghi phạm hiện chưa được công bố. Giới chức Mỹ cho biết vụ việc vẫn tiếp tục được điều tra.
Theo Guardian"> -
Ukraine mất nhiều lãnh thổ nhất trong năm Ukraine mất nhiều lãnh thổ nhất trong nămMinh Phương
(Dân trí) - Ukraine đang mất thêm nhiều lãnh thổ trước đà tiến công mạnh của Nga.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa gần Bakhmut (Ảnh: Reuters).
Bloombergước tính, trong tuần qua, Nga đã kiểm soát khoảng 200km2 lãnh thổ ở Ukraine, đánh dấu bước tiến nhanh nhất kể từ đầu năm nay.
Trong khi đó, theo tình báo Estonia, Nga kiểm soát khoảng 150km2 lãnh thổ ở Donetsk, miền Đông Ukraine trong tuần qua. Quân đội Nga được cho là đã kiểm soát thị trấn Selydove. Bloombergcho biết mục tiêu tiếp theo của Nga là các thị trấn Poskovsk và Kurakhove, những trung tâm hậu cần quan trọng của quân đội Ukraine.
Những tháng gần đây, lực lượng Nga có tốc độ tiến công mạnh ở miền Đông Ukraine, có thể nói là nhanh nhất kể từ khi xung đột nổ ra vào đầu năm 2022.
Theo thống kê, kể từ ngày 6/8, thời điểm Ukraine bắt đầu chiến dịch đột kích vào vùng biên giới Kursk của Nga, Moscow đã kiểm soát gần 1.200km2 lãnh thổ Ukraine, hơn 1/4 tổng lãnh thổ mà Nga giành được kể từ đầu năm.
Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Alexander Syrsky thừa nhận trong cuộc gặp với phái đoàn quân sự Séc rằng, Ukraine đang phải đối mặt với một trong những cuộc tấn công mạnh mẽ nhất của quân đội Nga kể từ tháng 2/2022.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm 1/11 cho hay, Moscow đã tiến hành 2.023 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Kiev trong tháng 10, trong đó hầu hết các thiết bị này bị phá hủy hoặc vô hiệu hóa.
Kể từ đầu năm, Nga thực hiện tổng cộng gần 7.000 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, chủ yếu nhắm đến các hạ tầng quan trọng của Ukraine. Riêng trong tháng 9, Nga đã phóng 1.339 máy bay không người lái tự sát loại Shahed vào Ukraine.
Một số chuyên gia cảnh báo, các cuộc tập kích máy bay không người lái quy mô lớn này của Nga có thể là để chuẩn bị cho một điều gì đó lớn hơn nhiều.
"Đã khá lâu rồi chúng tôi mới chứng kiến một cuộc tấn công quy mô lớn, điều này đáng lo ngại. Một phần có thể liên quan đến thực tế là Nga đang tăng cường không chỉ 1-2 cuộc tấn công hàng loạt, mà có lẽ nhiều cuộc với mục tiêu làm sụp đổ hoàn toàn lưới điện của Ukraine trong một khoảng thời gian ngắn", Fabian Hoffmann, chuyên gia quốc phòng và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oslo ở Na Uy, cho biết.
"Ukraine cần tăng cường phòng không để bảo vệ người dân khỏi làn sóng tập kích của Nga", Bộ Quốc phòng Ukraine viết trên X.
Nga cảnh báo Ukraine mất thêm lãnh thổ
Trong một diễn biến liên quan khác, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo, Ukraine càng vi phạm thỏa thuận, họ càng mất thêm lãnh thổ.
"Chính quyền Ukraine hiện tại, được phương Tây hậu thuẫn, xé bỏ các thỏa thuận càng lâu thì họ càng giữ được ít lãnh thổ", Ngoại trưởng Lavrov phát biểu ngày 2/11.
Nhà ngoại giao Nga nói thêm: "Hồi tháng 2/2014, nếu họ thực hiện một cách thiện chí những gì đã thỏa thuận thì sẽ không có chuyện gì xảy ra và Crimea sẽ là một phần của Ukraine. Nhưng họ quyết định phá bỏ thỏa thuận vì họ mong muốn thay đổi chính phủ càng sớm càng tốt".
Ông Lavrov cho biết, nếu tuân thủ các thỏa thuận Minsk và giữ thỏa thuận Istanbul với Nga, Ukraine đã không mất Donbass.
Theo Newsweek, Kyiv Independent"> -
Hệ lụy từ chiến tranh tên lửa Nga - Ukraine Hệ lụy từ chiến tranh tên lửa NgaThanh Thành
(Dân trí) - Việc Moscow sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung ở Ukraine và quyết định của Mỹ cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS tấn công sâu vào Nga cho thấy 2 mặt của động thái leo thang nguy hiểm.
Tên lửa ATACMS rời bệ phóng (Ảnh: Reuters).
Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga đánh dấu sự leo thang đáng kể trong cuộc chiến này.
Sự việc diễn ra vào thời điểm Ukraine đang nhanh chóng mất đi vùng lãnh thổ đã chiếm được ở tỉnh Kursk của Nga với tốc độ "chóng mặt" giữa lúc Tổng thống Vladimir Putin khẳng định sẽ chiếm lại toàn bộ vùng lãnh thổ này vào tháng 1/2025. Điều này khiến Ukraine phải vào thế bị động.
Quyết định của Mỹ không chỉ trao quyền cho Ukraine nhắm vào các lực lượng Nga mà còn giải quyết sự hiện diện được cho là của binh sĩ Triều Tiên ở chiến trường, báo hiệu sự thay đổi trong các ưu tiên chiến lược.
Mặc dù chính sách này củng cố các nỗ lực quân sự của Ukraine và truyền thêm quyết tâm mới vào khả năng phòng thủ của nước này, nhưng nó cũng làm gia tăng nguy cơ xung đột lan rộng và gây ra phản ứng mạnh mẽ hơn từ Moscow.
Động thái mạnh từ phương Tây
Vào ngày 18/11, các lực lượng Ukraine phát động một loạt các cuộc tấn công sâu vào các khu vực do Nga nắm giữ bằng tên lửa tầm xa ATACMS, tấn công các trung tâm hậu cần và căn cứ không quân quan trọng đối với các hoạt động của Moscow.
Những cuộc tấn công này được tiếp nối bằng các đợt leo thang sau việc Kiev sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất và hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp để tấn công Nga.
ATACMS, một hệ thống tên lửa chiến thuật có độ chính xác cao, cho phép Ukraine nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng của Nga với phạm vi và hiệu quả lớn hơn. Quyết định này đã phá vỡ các hạn chế trước đó, khi các đồng minh phương Tây không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tiên tiến trong cuộc chiến này để tránh leo thang căng thẳng với Nga.
Nga tất nhiên không thể ngồi yên với những đối với những diễn biến đáng lo ngại này. Quân đội Nga đã đáp trả bằng cách nã tên lửa đạn đạo tầm trung-xa (IRBM) Oreshnik, với tầm bắn khoảng 3.000-5.000km, vào thành phố ở miền trung Dnipro của Ukraine. Oreshnik là tên lửa siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và rất khó đánh chặn.
Vụ phóng tên lửa Oreshnik siêu vượt âm của Nga là đỉnh điểm của màn "ăn miếng trả miếng" trong suốt những ngày qua giữa Nga và Ukraine, rất giống cách đáp trả qua lại thời Chiến tranh Lạnh.
Mặc dù không được trang bị đầu đạn hạt nhân, tên lửa này mang theo một đầu đạn có thể tái nhập nhiều mục tiêu độc lập (MIRV), một công nghệ được thiết kế cho các ứng dụng hạt nhân. Việc triển khai này báo hiệu sự sẵn sàng leo thang của Moscow để đáp trả những gì họ coi là hành động khiêu khích của phương Tây.
Đối với NATO và Mỹ, đây là một cảnh báo chiến lược rằng: sự hỗ trợ liên tục của phương Tây đối với Ukraine có thể gây ra hậu quả ở mức độ chưa từng thấy trong những thập kỷ gần đây. Đối với Ukraine, điều này biểu thị sự bất cân xứng về sức mạnh và hỏa lực, nhấn mạnh những rủi ro khi tiếp tục các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc, Mỹ đang đẩy thế giới đến một cuộc xung đột toàn cầu và cũng nhanh chóng xác nhận Moscow vừa bắn thử một quả tên lửa đạn đạo tầm xa vào một cơ sở quốc phòng của Ukraine. Ông nói rằng vụ phóng thử tên lửa này là nhằm đáp trả việc Ukraine trước đó đã nã tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp vào các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga. "Và trong trường hợp leo thang các hành động gây hấn, chúng tôi cũng sẽ phản ứng quyết liệt và theo cách phản chiếu", nhà lãnh đạo này nói thêm.
Hành động này nhấn mạnh một động lực nguy hiểm: mọi sự leo thang của một bên đều kích động phản ứng leo thang cấp độ tiếp theo từ bên kia, tạo ra "môi trường chín muồi" cho những tính toán sai lầm. Và sự leo thang này có thể khiến các bên mất kiểm soát, gây tàn phá kinh khủng và mất mát về sinh mạng chưa từng có.
Leo thang đáng lo ngại
Quyết định của Mỹ cho phép Ukraine tấn công tên lửa tầm xa ATACMS trong lãnh thổ Nga đặt ra câu hỏi về giới hạn vai trò của phương Tây trong cuộc chiến này.
Theo giới chuyên gia, động thái này phản ánh cam kết của Washington trong việc đảm bảo năng lực tự vệ và phá vỡ các hoạt động của Moscow đối với Kiev. Tuy nhiên, động thái này cũng làm leo thang xung đột khi phương Tây rõ ràng đang tham gia trực tiếp trong việc cho phép các cuộc tấn công trên lãnh thổ Nga, một "giới hạn đỏ" mà các nước đã tránh được không leo thang chiến sự. Điều này cũng cho thấy sự thất vọng và bi quan của chính quyền Tổng thống Biden và Ukraine trong cuộc chiến này.
Vụ phóng IRBM của Nga có thể không phải là lần leo thang cuối cùng khi Moscow tìm cách chứng minh rằng sẽ luôn đáp trả gay gắt các cuộc tấn công vào lãnh thổ của mình. Hơn nữa, việc phương Tây mở rộng sự hỗ trợ đối với Ukraine có thể chọc giận Nga và khiến các cuộc đàm phán càng ít khả thi hơn.
Tầm bắn đã được chứng minh và năng lực tiên tiến của IRBM đặt ra thách thức trực tiếp đối với lập trường chiến lược của NATO. Các quốc gia như Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic, có thể tăng cường các hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ hơn và mở rộng cửa cho Mỹ triển khai quân đội trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, những động thái này có thể làm gia tăng căng thẳng và bùng nổ nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn khắp châu Âu.
Sự kết hợp giữa việc Nga triển khai IRBM và Ukraine sử dụng các hệ thống tên lửa chiến thuật của phương Tây tạo ra tiền lệ cho việc sử dụng vũ khí tiên tiến trong các cuộc xung đột khu vực.
Điều này có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới khi các quốc gia khác tìm cách phát triển hoặc có được năng lực tương tự. Với việc Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) không còn hiệu lực, cả Mỹ và Nga hiện có thể tự do phát triển và triển khai các hệ thống tầm trung. Điều này có nguy cơ đẩy các nước quay trở lại cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh, với hậu quả thảm khốc.
Khi cuộc xung đột leo thang, tác động vào tình hình kinh tế cũng tăng lên. Giá năng lượng, vốn đã biến động do lệnh trừng phạt đối với Nga, có thể tăng vọt hơn nữa nếu cơ sở hạ tầng quan trọng bị nhắm mục tiêu. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát và bất ổn kinh tế trên toàn thế giới.
Cuộc xung đột đã cho thấy sự nguy hiểm của các công nghệ quân sự tiên tiến, từ tên lửa siêu thanh đến máy bay không người lái. Việc triển khai IRBM bổ sung thêm một lớp nữa vào xu hướng này, nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của vũ khí tiên tiến trong chiến tranh hiện đại. Cuộc đua công nghệ này có thể định nghĩa lại các học thuyết quân sự và dẫn đến sự phát triển của các vũ khí quân sự ngày càng tinh vi.
Việc Nga sử dụng IRBM ở Ukraine và quyết định của Mỹ cho phép tấn công ATACMS trên đất Nga đại diện cho hai mặt của động thái leo thang nguy hiểm. Những diễn biến này có nguy cơ biến cuộc chiến ở Ukraine thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn với hậu quả tàn khốc đối với sự ổn định toàn cầu. Những nỗ lực hòa bình đã trở nên vừa phức tạp vừa ảm đạm.
Với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức, cách tiếp cận của chính quyền ông đối với cuộc xung đột ở Ukraine sẽ vừa khó khăn vừa quan trọng. Ông Trump trước đây đã bày tỏ sự hoài nghi về sự ủng hộ rộng rãi của Washington đối với Kiev, làm dấy lên nhiều đồn đoán về khả năng thay đổi chính sách có thể khiến Moscow trở nên táo bạo hơn.
Việc Mỹ rút khỏi cam kết đối với Ukraine có thể làm suy yếu sự thống nhất của NATO và làm các đối thủ khác trở nên táo bạo hơn. Một sự leo thang sẽ dẫn đến sự tham gia trực tiếp lớn hơn.
Theo FirstPost">